Lễ tân khách sạn đang là một trong những ngành được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Vậy thi khối nào để có tiếng anh chuyên ngành lễ tân khách sạn cũng như những thuật ngữ nào được áp dụng? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Tiếng anh chuyên ngành lễ tân khách sạn thi khối nào?

Ở nước ta, các ngành học trên áp dụng xét tuyển những khối sau (tùy mỗi trường sẽ yêu cầu xét tuyển tổ hợp khác nhau):

Nhieu-truong-dai-hoc-dao-tao
Nhiều trường Đại học đào tạo

Xem ngay: các trường đại học có ngành quản trị khách sạn để biết thêm về các trường tốt

  • A: Toán – Lý – Hóa
  • A1: Toán – Lý – Anh
  • C: Văn – Sử – Địa
  • C1: Toán – Văn – Lý
  • D1: Toán – Văn – Anh
  • D10: Toán – Địa – Anh
  • D14: Văn – Sử – Anh
  • D3: Toán – Văn – Pháp
  • D7: Toán – Hóa – Anh
  • D9: Toán – Sử – Anh
  • D15: Văn – Địa – Anh

Muốn học ra làm lễ tân khách sạn và sở hữu bằng đại học chính quy, bạn có thể tham khảo một số trường đại học sau có ngành Quản trị nhà hàng khách sạn, Quản trị khách sạn… và các khối xét tuyển tương ứng:

  • Đại học Hoa Sen: A, A1, D1/D3, D9
  • Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM: A1, D1, D14, D15
  • Đại học Tôn Đức Thắng: A, A1, D1
  • Đại học Công nghệ TP.HCM: A, A1, C, D1
  • Đại học Kinh tế TP.HCM: A, A1, D1, D7
  • Đại học Thủ đô Hà Nội: C, D1, D15, D78
  • Đại học Duy Tân: A, C, C15, D1
  • Đại học Đông Á: A, C, C15, D1
  • Đại học Quốc tế Sài Gòn: A, A1, C, D1
  • Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM: A, A1, C, D1
  • Đại học Nguyễn Tất Thành: A, A1, C, D1

Học Lễ Tân Khách Sạn Là Học Gì? Cần Lưu Ý Gì?

Tùy vào mỗi trường (thời lượng, học phí, chất lượng đầu ra…) mà nội dung đào tạo có sự thay đổi. Trường này có thể bổ sung học phần A vào khung chương trình giảng dạy, nhưng trường khác có thể lược bớt. Nhìn chung, khi học lễ tân khách sạn, bạn sẽ được làm quen với những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Quy trình tiếp đón, check-in, check-out cho khách lưu trú
  • Cách sử dụng phần mềm quản lý khách sạn
  • Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt phòng
  • Quy trình hướng dẫn khách về phòng
  • Ghi hoá đơn có thuế, phí phục vụ và thực hiện thao tác quẹt thẻ tín dụng
  • Tiếp nhận và đáp ứng các yêu cầu của khách trong thời gian lưu trú
  • Tâm lý khách du lịch
  • Nghệ thuật giải quyết than phiền và bán hàng hiệu quả

Thuật ngữ

Thuật ngữ hay dùng

Click ngay: ngành quản trị nhà hàng nên học trường nào để biết các trường tốt

  • Long term guest/ Long staying – Khách ở dài hạn
  • VIP guest – Khách quan trọng
  • Walk-in guest – Khách vãng lai
  • Guaranteed reservation – Đặt phòng có đảm bảo
  • Non – guaranteed reservation – Đặt phòng không đảm bảo
  • Name list – Danh sách tên khách
  • Room list – Danh sách buồng
  • Room service – Dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng
  • Hotel bill – Hóa đơn khách sạn
  • Hotel directory – Sách hướng dẫn dịch vụ khách sạn
  • Telephone directory – Sách hướng dẫn tra cứu điện thoại
  • Continental breakfast – Ăn sáng kiểu lục địa
  • American Breakfast – Ăn sáng kiểu Mỹ
  • Breakfast buffet – Ăn sáng tự chọn
  • Full board – Ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối
  • Half board – Ăn 2 bữa sáng – trưa hoặc tối
  • Single room – Buồng 1 giường đơn
  • Twin room – Buồng 2 giường đơn
  • Triple room – Buồng 3 giường đơn
  • Receipt – Giấy biên nhận
  • Morning wake-up call – Báo thức buổi sáng
  • Dry cleaning – Giặt khô
  • Laundry – Giặt là
  • High season – Mùa cao điểm
  • Low season – Mùa ít khách
  • R.O.H (Run of house) – Giá buồng đồng hạng
  • G.I.T (Group of Independent Travellers) – Khách đoàn
  • F.I.T (Free Independent Travellers) – Khách du lịch tự do
  • F.O.C (Free of charge) – Buồng khuyến mãi
  • Room status – Tình trạng buồng
  • Room rates – Giá buồng
  • Rack rate – Giá niêm yết/ Giá công bố
  • Group rate – Giá cho khách đoàn
  • Commerical rate – Giá ký hợp đồng
  • Expected arrivals list – Danh sách khách dự định tới
  • Expected departures list – Danh sách khách dự định đi
  • Non-smoking room – Buồng không hút thuốc
  • Smoking area – Khu vực hút thuốc
  • Upgrade the room – Bố trí buồng tốt hơn loại khách đặt, khách không phải thanh toán phần chênh lệch
  • Complimentary rate – Không phải thanh toán/Miễn phí
  • Family rate – Giá cho phòng khách đi theo gia đình
  • Day rate – Giá cho khách không ngủ qua đêm
  • Weekend rate – Giá cho ngày nghỉ cuối tuần
  • Double room – Buồng 1 giường lớn cho 2 người
  • Connecting room – Buồng thông nhau
  • Adjacent rooms – Buồng kế bên
  • Adjoining rooms – Buồng liền kế đối diện
  • Handicapped room – Buồng cho người khuyết tật

Trên đây là thi khối nào để có tiếng anh chuyên ngành lễ tân khách sạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post