Máy bay phản lực được sử dụng phổ biến trong cả quân sự và dân sự, chúng có sức đẩy mạnh và nhanh hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin về máy bay phản lực là gì? Lịch sử ra đời như thế nào? Thông tin cụ thể sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Máy bay phản lực được di chuyển nhờ động cơ phản lực. Trong khi các loại máy bay khác được đẩy bằng động cơ quạt thì máy bay phản lực sẽ thường bay trên độ cao từ 10.000 đến 15.000m.
Ở độ cao đó, các động cơ phản lực sẽ mang lại hiệu quả lớn để bay trong khoảng cách xa. Còn động cơ cánh quạt sẽ đạt hiệu quả lớn nhất trong độ cao nhỏ hơn nhiều so với động cơ phản lực.
>>> Tham khảo thêm: Khám phá những chiếc máy bay nhanh nhất thế giới
Chiếc máy bay đầu tiên hoạt động dựa trên nguyên lý của động cơ phản lực là Coanda-1910. Chúng được phát minh và được lài bởi Henri Coandă vào năm 1910. Máy bay này được sử dụng động cơ khác với động cơ phản lực hiện đại là động cơ piston. Tuy nhiên, không máy chúng lại đâm xuống ngay trong lần trình diễn đầu tiên mà vẫn còn nguyên vẹn.
Máy bay phản lực đầu tiên được trang bị động cơ tuabin phản lực là Heinkel He 178. Chúng được sản xuất và ra đời từ năm 1936 bởi Hans von Ohain cho quân đội đồng thời được lái bởi Erich Warsitz từ ngày 27 tháng 8 năm 1939. Cha đẻ của động cơ phản lực không khí là Frank Whittle và von Ohain.
Máy bay Gloster E.28/39 lần đầu tiên được đưa vào sử dụng bởi người Anh. Máy bay này được trang bị động cơ của Sir Frank Whittle vào 15 tháng 5 năm 1941, do phi công Gerry Sayer điều khiển. Khi đó, Hoa Kỳ cũng đã học người Anh để chế tạo ra Bell XP-59 – động cơ Whittle được đưa vào sử dụng ngày 12 tháng 9 năm 1942.
Máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên đưa vào sử dụng là Messerschmitt Me 262 do Fritz Wendel lái. Đây là máy bay dạng thường nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới lần 2. Ở thời điểm đó thì chỉ có loại máy bay Messerschmitt Me 163 đẩy bằng động cơ rốc két là nhanh hơn. Năm 1944 thì số lượng lớn máy bay này đã được sản xuất. Cùng thời gian đó thì Gloster Meteor đã chế tạo ra đội máy bay chiến đấu phản lực.
Sau chiến tranh. sự phát triển máy bay phản lực được theo 2 chiều hướng là quân sự và thương mại.
– Máy bay phản lực thương mại: Chiến máy bay đầu tiên là Comet, sản phẩm của công ty de Havilland, Anh. Chúng được đưa vào sử dụng lần đầu tiên là năm 1949, trong đó có 36 chỗ cho hành khách, với vận tốc 800 cây số (500 dặm) và khoảng cách bay xa tới 2,400 cây số (1,500 dặm).
Ở thời điểm đó, các công ty Hoa Kỳ bị hụt hẫng vì không có chiếc máy bay nào đối đầu với Comet. Tuy nhiên, trải qua nhiều tai nạn chết người thì công ty de Havilland đã hải rút Comet ra khỏi thị trường. Đến năm 1958, công ty Boeing sản xuất ra máy bay phản lực thương mại Boeing 707 và công ty Douglas cho ra máy bay DC-8 tương đương với Boeing 707.
Chiếc máy bay Boeing 707 gồm 4 động cơ phản lực. Chúng có vận tốc đường trường khoảng 960 cây số/giờ (600 mph) và có tầm hoạt động 4,800 cây số (3000 dặm). Sự ra đời hai chiếc máy bay này là thành công lớn, trong đó Hoa Kỳ trở thành quốc gia bá chủ ngành hàng không dân sự.
Đến năm 1977, công ty Douglas được sáp nhập vào với Boeing và đến nay Boeing cũng có nhiều kiểu máy bay gồm 737, 747 và 787.
Cuối những năm 1960 các nước châu Âu muốn đưa ra thành tựu về máy bay hàng không để chống lại việc hầu như độc quyền của Hoa Kỳ. Đến năm 1969, tổ hợp Airbus hình thành tại triển lãm hàng không Paris.
Tổ hợp này gồm nhiều công ty của pháp, Anh, Đức và Hà Lan. Năm 1974, máy bay Airbus A300 đã được ra mắt trên thị trường. Chúng đá có nhiều loại mát bay gồm A310, A320 tới A380 nhằm phục vụ cho nhiều đòi hỏi khác nhau của các hãng hàng không trên thế giới.
>>> Xem thêm: Top máy bay nhỏ nhất thế giới đi vào lịch sử
Trên thế giới, đã có hai công ty Boeing và Airbus chiếm đa số thị trường hàng không dân sự.
– Máy bay phản lực quân sự: Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hoa Kỳ đang đứng đầu về máy bay phản lực quân sự. Dẫu vậy, các quốc gia khác cũng đa và đang phát triển các máy bay quân sự không kém phần hữu hiệu như các máy bay quân sự của Hoa Kỳ.
Dưới đây sẽ xếp hạng 10 phi cơ chiến đấu chiến nhất bây giờ như sau:
10-F-16 Fighting Falcon, Hoa Kỳ.
9-F-15 Eagle, Hoa Kỳ.
8-Saab JAS 39 Gripen, Thụy Điển.
7-Mig 35, Nga.
6-J-10, Trung Quốc.
5-Sukhoi Su-35, Nga
4-Dassault Rafale, Pháp
3-F-35 Lightning II, Hoa Kỳ.
2-Eurofighter Typhoon, Âu Châu.
1-F-22 Raptor, Hoa Kỳ. (Hà Dương Cự)
Bài viết trên đây giúp giải đáp thông tin về Máy bay phản lực là gì? Sự ra đời của chiếc máy bay này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác. Chúc bạn thành công!
Hiện nay, số lượng thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Y ngày càng…
Để tốt nghiệp ra trường thì sinh viên nào cũng cần làm báo cáo thực…
Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch miễn 100% học phí đang nhận được sự…
Năm 2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh các ngành Y…
Ông cha ta từ xưa đã khuyên răn về việc ngày sinh ảnh hưởng đến…
Trong những năm gần đây số lượng các thí sinh quan tâm và lựa chọn…