Xu hướng hòa hoãn Đông Tây xuất hiện vào thời gian nào? Diễn biến như thế nào, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Xu hướng hòa hoãn Đông Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mỹ dù sau đó vẫn còn khá nhiều diễn biến phức tạp.
Ngày 9/11/1972, Nước cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức đã kí kết về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đứ tại Bon hiệp định trên cơ sở những thỏa thuận Xô-Mỹ.
Cũng từ đó, cả hai bên dựa theo ý kiến tôn trọng không điều kiện chủ quyền với sự toàn vẹn lãnh thổ với nhau cũng như các quốc gia châu Âu trên đường biên giới hiện tại.
Hai bên đã thiết lập mối quan hệ láng giềng thân thiện dựa trên sự bình đẳng đồng thời giải quyết mọi vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hòa bình. Qua đó giúp làm giảm rõ rệt được tình hình căng thẳng tại châu Âu.
Từ trong năm 1972, hai siêu cường Mỹ và Liên Xô cũng đã ký kết một thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) vào ngày 26-5. Tiếp theo là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược(gọi tắt là SALT-1).
Đến đầu tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng với các quốc gia là Canada và Mỹ đã kí kết Định ước Henxinki với lời tuyên bố: khẳng định về mọi nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia (về vấn đề chủ quyền, bình đẳng, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết bằng biện pháp hòa bình các cuộc tranh chấp…qua đó giúp bảo đảm an ninh châu Âu) cùng với sự hợp tác giữa các quốc gia về vấn đề bảo vệ môi trường, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Định ước Henxinki (1975) nhờ đó đã tạo ra cơ chế giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh tại châu lục này.
>>> Xu hướng k là gì? Tại sao xu hướng K được giới trẻ chú ý
Qua sự kiện trên, từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô-Mỹ đã triển khai những cuộc gặp cấp cao, điển hình là từ khi M. Goócbachốp lên cầm quyền tại Liên Xô từ năm 1985. Cũng có nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học-kĩ thuật cũng được ký kết giữa hai nước, tuy nhiên trọng tâm là thỏa thuận về việc thủ tiêu tên lửa tầm trung tại châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược đồng thời hạn chế chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Tháng 12/1989, tại cuộc gặp không chính thức ở đảo Manta (Địa Trung Hải), cả hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và cha GBusơ đã chính thức cùng tuyên bố về việc chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Điều này được lý giải là bởi:
Cả hai cường quốc Xô-Mĩ đều hướng đến mục tiêu thoát khỏi thế “đối đầu” nhằm duy trì sự ổn định đồng thời củng cố vị thế của mình.
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra điều kiện và chiều hướng giải quyết hòa bình những vụ tranh chấp, xung đột diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới bao gồm Campuchia, Ápganixtan, Namibia v.v..
– Trật tự thế giới đang trong quá trình hình thành. Các quốc gia đều có sự điều chỉnh về chiến lược, tập trung phát triển kinh tế.
– Mỹ hiện đang thiết lập trật tự thế giới “một cực” để dễ dàng trở thành làm bá chủ thế giới.
– Nhiều khu vực hiện vẫn còn xảy ra nội chiến, có xung đột quân sự đẫm máu kéo dài.
b. Xu thế phát triển.
– Hòa bình, hợp tác và cùng phát triển, mọi dân tộc đều đang hy vọng hướng đến một tương lai tốt đẹp của loài người.
>>>Sống ảo là gì? Những tác hại của việc sống ảo trên mạng xã hội
– Nguy cơ và thách thức của chủ nghĩa khủng bố sau vụ 11/9/2001 tại Mỹ cùng với một loạt vụ khủng bố tại Nhật, Nga, Ấn Độ và Trung Đông …
Điều đó khiến cho thế giới vừa đứng trước thời cơ phát triển thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt.
Sau 1945 – đầu những năm 1970.
Mâu thuẫn Đông – Tây gay gắt, chiến tranh lạnh căng thẳng với chiến tranh cục bộ hiện đang diễn ra tại nhiều khu vực 3 “khúc dạo đầu” cùng với 3 cuộc chiến tranh cục bộ.
Đầu những năm 70 – 1991
Xảy ra xu thế hoà hoãn Đông – Tây, “Chiến tranh lạnh chấm dứt được 4 sự kiện tiêu biểu đối với xu thế hòa hỗn.
Từ năm 1991 – nay
Thế giới đang bước vào thời kì hậu Chiến tranh lạnh với 3 vấn đề về tình hình thế giới cùng với 4 xu thế phát triển.
+ Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa trong việc phát triển kinh tế và hội nhập thế giới.
+ Nước ta đã kí kết một số hiệp định song phương, đa phương đối với các quốc gia về văn hóa, giáo dục, kinh tế …Tham gia vào những tổ chức quốc tế và khu vực bao gồm: Ngân hàng thế giới WB, Liên Hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, ASEAN… Qua đó thúc đẩy hợp tác, phát triển và hội nhập thế giới.
+ Chúng ta luôn coi trọng hòa bình với sự ổn định của đất nước lên hàng đầu và của cộng đồng thế giới, lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa li khai với mọi hành động xâm phạm độc lập, đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia.
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về xu hướng hòa hoãn Đông Tây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Qua đó giúp bạn tìm hiểu thêm về những mốc lịch sử sau đó, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!
Hiện nay, số lượng thí sinh đăng ký theo học Cao đẳng Y ngày càng…
Để tốt nghiệp ra trường thì sinh viên nào cũng cần làm báo cáo thực…
Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch miễn 100% học phí đang nhận được sự…
Năm 2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh các ngành Y…
Ông cha ta từ xưa đã khuyên răn về việc ngày sinh ảnh hưởng đến…
Trong những năm gần đây số lượng các thí sinh quan tâm và lựa chọn…